Santa Claus
editLịch sử
editNgày nay, truyền thống ông già Noel tặng quà cho các em bé phổ biến khắp thế giới. Nhưng có lẽ nhiều người không hiểu truyền thống này xuất phát từ đâu và ông già Noel là ai, tại sao tặng quà cho nhiều trẻ em như vậy...
Ông già Noel, tức Santa Claus, hay Thánh Nicholas, Thánh Nick, Cha Giáng sinh, Kris Kringle, Santy, hoặc đơn giản là Santa, là nhân vật có nguồn gốc truyền thuyết, lịch sử và cả dân gian trong nhiều nền văn hóa phương Tây.
Gắn liền với hành động mang quà đến nhà cho những đứa trẻ ngoan ngoãn vào đêm 24/12 hằng năm. Chân dung hiện đại của Ông già Noel mang những đặc điểm kết hợp của vị Cha Giáng sinh của người Anh, Thánh Sinterklaas của người Hà Lan và Thánh Nicholas của người Myra (ở Hy Lạp).
Trong quá trình Cơ đốc hóa châu Âu, nhân vật này được bổ sung thêm các yếu tố của Thánh Odin – nhân vật gắn liền với lễ hội đông chí Yule của người ngoại đạo ở Đức và thần thoại về nhóm săn ma trên bầu trời.
Cha Giáng sinh xuất phát từ thế kỷ 16 ở Anh, trong thời kỳ trị vì của vua Henry VIII. Khi đó, Cha Chrismas được mô tả là ông già béo mặc áo choàng màu xanh lá cây hoặc màu đó có lông thú.
Ông đại diện cho tinh thần vui vẻ vào dịp Giáng sinh, mang lại hòa bình, niềm vui, thức ăn, rượu và vui chơi.
Vì người Anh không còn duy trì ngày lễ Thánh Nicholas vào ngày 6/12, nên các hoạt động chào mừng Cha Giáng sinh được chuyển sang ngày 25/12 đúng dịp Giáng sinh. Cha Giáng sinh được cho là giống Ông già Noel nhất.
Còn Thánh Nicholas của Myra là một giám mục Thiên chúa giáo vào thế kỷ thứ 4 ở Myra, thuộc đế chế Byzantine, Hy Lạp (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ).
Thánh Nicholas nổi tiếng vì sự rộng lượng, hay tặng quà cho người nghèo, đặc biệt là hành động tặng quà hồi môn cho 3 cô con gái nghèo khó của một tín đồ Cơ đốc giáo ngoan đạo để họ không phải trở thành gái bán dâm.
Nicholas mộ đạo từ khi còn nhỏ và đã cống hiến cả đời mình cho Cơ đốc giáo. Hài cốt của Thánh Nicholas ngày nay vẫn được lưu giữ ở Ý.
Những thủy thủ người Ý đã lấy hài cốt của ông rồi mang đến Bari và vẫn còn được giữ đến ngày nay.
Năm 1087, thành phố Bari, Ý, thực hiện chiến dịch tìm kiếm và khai quật hài cốt của Thánh Nicholas và cho xây dựng một đại giáo đường cùng năm đó để gìn giữ di hài Thánh Nicholas và địa điểm này trở thành nơi cầu nguyện cho những người hành hương.
Nhưng những thủy thủ Bari chỉ thu thập được một nửa bộ xương của Thánh Nicholas, để lại nhiều phần xương nhỏ trong mộ.
Những mẩu xương này được những thủy thủ Venetia thu thập trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên rồi đưa đến Venice, nơi một nhà thờ Thánh Nicholas được xây dựng ở San Nicolò al Lido, phía bắc nước Ý.
Câu chuyện này được xác nhận bởi hai nghiên cứu khoa học nghiêm túc ở Bari và Venice, khẳng định rằng hai thành phố của Ý đang lưu giữ hai phần của một bộ hài cốt.
Thánh Nicholas sau đó được coi là người bảo vệ của nhiều nhóm khác nhau, từ cung thủ, thủy thủ, trẻ em đến chủ tiệm cầm đồ. Ông cũng được coi là vị thánh bảo trợ ở cả Amsterdam và Mátxcơva.
Ở thời trung cổ, thường vào đêm trước ngày lễ Thánh Nicholas 6/12, trẻ em được nhận quà để tưởng nhớ vị thánh này.
Thời kỳ cải cách Tin lành và sự phản đối tôn kính các thánh ở nhiều nước khiến hoạt động này được chuyển sang ngày vào ngày 24 hoặc 25 tháng 12 và Thánh Nicholas được đổi thành Ông già Noel.
Truyền thống tặng quà cho trẻ vào dịp Giáng sinh được Martin Luther nhân rộng để tiếp nối truyền thống tặng quà của Thánh Nicholas, nhằm nhấn mạnh vào niềm vui thích của trẻ đối với Chúa thay vì tôn thờ các thánh.
Ông già Noel thường được miêu tả là ông già mập mạp có râu dài trắng, đeo kính, mặc quần áo đỏ với cổ và tay áo màu trắng, dây lưng và giầy đen. Ông già Noel lúc nào cũng vui vẻ và thường khoác trên vai một chiếc túi đựng đầy quà cho trẻ em.
Hình ảnh này phổ biến ở Mỹ và Canada từ thế kỷ 19 do ảnh hưởng của bài thơ “A Visit From St. Nicholas” (Một chuyến thăm của Thánh Nicholas) năm 1823 và biếm họa của Thomas Nast.
Từ đó, hình ảnh này được duy trì và làm phong phú thêm bằng những bài hát, câu chuyện, sách và phim cho trẻ em.
Vào thế kỷ 20, từ ý tưởng trong bài hát “Santa Claus Is Coming to Town” ra đời năm 1934, Ông già Noel được tin là sẽ lên danh sách các trẻ em trên khắp thế giới.
Phân loại chúng dựa trên hành động “ngoan” hay “hư” để tặng quà, thường là đồ chơi và kẹo, cho những đứa trẻ ngoan, tặng than cho những đứa trẻ hư trên khắp thế giới chỉ trong một đêm Giáng sinh.
Ông già Noel thực hiện nhiệm vụ này với sự giúp đỡ của những người hầu cận làm ra các loại đồ chơi trong xưởng và những chú tuần lộc bay kéo xe trượt tuyết.
Flag
editLá cờ đỏ sao vàng luôn xuất hiện kiêu hãnh và tự hào trong những dấu mốc, bước ngoặt của lịch sử đấu tranh, bảo vệ xây dựng của dân tộc Việt Nam.
editTừ những năm đầu của thập kỷ 40, thế kỷ XX, lá cờ đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh của Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong suốt chiều dài đi cùng những năm tháng lịch sử dân tộc, trong nhiều sự kiện lớn, nhỏ của nhà nước, của nhân dân, của các ngành, các cấp, ở trong nước và quốc tế, …đặc biệt trong những dấu mốc, bước ngoặt của lịch sử đấu tranh, bảo vệ xây dựng đất nước,…đều có sự xuất hiện của Cờ đỏ sao vàng - Lá cờ Tổ quốc.
“Một canh … hai canh … lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.” (1)
Những đêm dài Bác Hồ “Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành” trong lao tù thực dân, hình ảnh “sao vàng năm cánh” đã nói lên tiếng lòng mong muốn được tự do, độc lập, vươn xa của Người cũng như của nhân dân Việt Nam.
Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, cờ đỏ sao vàng năm cánh đã tung bay trên lễ đài và dưới quảng trường Ba Đình, làm cho không khí ngày lễ Độc lập ấy càng trở nên thiêng liêng và ý nghĩa.
Cờ đỏ sao vàng tung bay trong ngày Độc lập tại Lễ đài Vườn hoa Ba Đình - Hà Nội, ngày 2/9/1945.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản, SLT 106 - 58.
Để chính thức hóa một trong những biểu tượng của nước Việt Nam độc lập - Quốc kỳ - Lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh, 3 ngày sau ngày Độc lập, ngày 5 tháng 9 năm 1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký ban hành Sắc lệnh số 5 về việc ban hành Quốc kỳ Việt Nam, trong đó Quốc kỳ có “hình chữ nhật, bề ngang hai phần ba bề dài; nền màu đỏ tươi, ở dữa (giữa) có sao năm cánh màu vàng tươi.” (2)
Sắc lệnh số 5-SL ngày 5/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 01, tờ 5-6.
Bước tiếp cùng dòng chảy lịch sử, hình ảnh Quốc kỳ tung bay trên nóc hầm Tướng Đờ-cát-tơ-ri đã một lần nữa chính thức thông báo với toàn dân và khẳng định với thế giới về thắng lợi của dân tộc Việt Nam sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, chấm dứt mưu đồ xâm lược của chế độ thực dân kiểu mới ở Việt Nam; đồng thời, cổ vũ, động viên tinh thần toàn dân bước sang trang sử mới, miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam; nhân dân hai miền cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu thống nhất nước nhà.
Sang năm 1955, vẫn những màu sắc chủ đạo (màu đỏ, màu vàng), vẫn hình tượng quen thuộc – lá cờ và ngôi sao vàng năm cánh, Quốc hội Việt Nam đã thống nhất thông qua việc sửa ngôi sao vàng bên trong lá cờ để phù hợp với thời đại và hình ngôi sao ấy trở nên thon gọn, nhẹ nhàng, thanh thoát, vững chãi hơn.
Sắc lệnh số 249-SL ngày 30/11/1955 của Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa về sửa Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 15, tờ 97-98.
Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân vĩ đại năm 1975, Cờ đỏ sao vàng được tung bay trên đỉnh Dinh Độc lập đã mở ra trang mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
Trong niềm vui hân hoan sau ngày đại thắng, ngày 4/1/1977, nhân dân hai miền cầm trên tay những lá cờ đỏ sao vàng vẫy chào chuyến tàu đặc biệt: Chuyến tàu thống nhất, chuyến tàu của sum họp, đoàn tụ gia đình Bắc - Nam.
Nhân dân mang cờ, hoa đón đoàn tàu Thống nhất Bắc Nam tại ga Sài Gòn.
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Và nay, trên mọi nẻo đường hoan ca của dân tộc Việt Nam ở trong nước cũng như trên trường quốc tế đều có hình bóng của Quốc kỳ, nhìn lá cờ tung bay tựa như có niềm hân hoan, niềm tự hào trong lòng mỗi người dân Việt vững bước trên con đường xây dựng đất nước đàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, một lần nữa hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam được tái hiện phần nào trong cuộc Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy - Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”, giúp các thế hệ hôm nay hiểu hơn về lịch sử Lá cờ đỏ sao vàng theo suốt chiều dài lịch sử cũng như các biểu tượng khác của dân tộc.